Theo lộ trình các cam kết của VN khi gia nhập WTO, kể từ ngày 11/01/2014, nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài sẽ được phép thành lập DN 100% vốn đầu tư nước ngoài để cung ứng các dịch vụ kho bãi và dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.
Cảng biển, lợi thế cạnh tranh của DN VN
Nhiều ý kiến cho rằng, các DN giao nhận, logistics VN chỉ là người làm công, nhường sân chơi cho DN nước ngoài thì chưa khách quan, đầy đủ và công bằng vì như chúng ta biết chuỗi dịch vụ logistics (đặc biệt logistics toàn cầu) sẽ không thể do một DN có thể tiến hành mà phải thông qua việc phân công và hợp tác tùy năng lực và lợi thế của các thành viên trong chuỗi.Xu thế phát triển ngành logistics trên thế giới
Thực tế qua 6 năm gia nhập WTO, đặc biệt trong những thời kỳ khó khăn như năm 2012 vừa qua, đại đa số các DN trong ngành (trừ một số DN vận tải biển do đặc thù của ngành) đã năng động, linh hoạt ứng phó với tình hình và trụ vững; số DN ngưng hoạt động, giải thể với tỉ lệ 2%-3%, thấp hơn nhiều so với các ngành khác.Bên cạnh đó, số lượng 200-300 DN mới ra đời trung bình cả nước mỗi năm cũng cho thấy sự phát triển và thu hút nhân lực từ ngành logistics rất lớn. Đến nay, cả nước có hơn 1.000 DN dịch vụ logistics. Theo khảo sát của Ngân hàng thế giới World Bank năng lực thực hiện logistics (LPI) của VN đang bước vào thời kỳ phát triển với thứ bậc 53 trên 155 quốc gia.
Nói như thế không có nghĩa là chúng ta bằng lòng với địa vị, năng lực, điều kiện kinh doanh của mình trong hiện tại với chiếc áo bảo hộ từ phía nhà nước.
Thực tế, ngành logistics vẫn còn nhiều bất cập trong việc phối hợp quản lý, thiếu một đầu mối thống nhất, chưa kiến tạo thị trường dịch vụ logistics minh bạch, thể chế hóa và phát triển thị trường 3PL ngang tầm khu vực và quốc tế.
Thông điệp về xu thế phát triển ngành logistics trên thế giới hiện nay đã được Hội nghi thượng đỉnh về hàng không thế giới (WCS) lần thứ 7, tổ chức tại Doha 11/3/2013 vừa qua, đã chọn hai điểm nhấn: điện tử hóa giao nhận hàng không (e-freight) và cách tiếp cận dựa trên rủi ro để đảm bảo an ninh chuyền cung ứng. Điều này cũng đặt ra với cả dịch vụ vận tải đường biển và các phương thức khác.
Mặt khác, theo khuyến cáo của UNESCAP gần đây tại diễn đàn các nhà giao nhận, vận tải đa phương thức và các nhà cung cấp dịch vụ logistics, các quốc gia cần Bộ quy tắc ứng xử chuyên nghiệp (Code of Professional Conduct) cho các nhà giao nhận và các nhà cung cấp dịch vụ logistics nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh phục vụ khách hàng.
Lựa chọn “khôn ngoan cho VN”
Từ những ý tưởng đó, giải pháp khôn ngoan cho các DN logistics VN trước ngưỡng cửa 2014, cần có những nội dung sau đây: Chủ động và tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, đầu tư công nghệ thông tin, phương tiện, nhân lực chuyên nghiệp phù hợp theo các chuẩn mực quốc gia, khu vực và quốc tế. Phát triển dịch vụ logistics theo hướng 3PL (dịch vụ trọn gói, tích hợp); thêm nhiều giá trị gia tăng phục vụ khách hàng. Có giải pháp linh hoạt, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, cần tận dụng lợi thế địa phương khi hợp tác với các DN nước ngoài; tiếp cận khách hàng theo hướng giảm thiểu rủi ro và phục vụ toàn chuỗi cung ứng. Một yếu tố quan trọng khác là yếu tố “hàng VN” khi tiếp cận chủ hàng VN, thuyết phục chủ hàng từ bỏ tập quán mua bán truyền thống để sử dụng các phương thức hiện thời (INCOTERM 2010)…Trước ngưỡng cửa 2014, một bước ngoặt mới cho các DN logistics VN, thời kỳ mà sự sàng lọc thị trường sẽ nghiệt ngã hơn; chắc chắn ngoài sự nỗ lực và chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân các DN dịch vụ logistics, nhà nước, các bộ quản lý và hiệp hội ngành hàng không thể đứng ngoài cuộc.
kesat.vn sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét